Khoa Kế toán tổ chức hội thảo “Xu hướng giảng dạy kế toán ở Việt Nam trong kỷ nguyên công nghệ số”

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhóm nhà khoa học đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho chính phủ Đức. Kinh doanh 4.0 là môi trường kinh doanh toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Kinh doanh 4.0 ảnh hưởng đến tất cả các ngành công nghiệp, từ dịch vụ tài chính và chuyên nghiệp đến chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ:

  • Big Data (Dữ liệu lớn) 
  • Internet of Things (vạn vật kết nối)
  • Cloud (Điện toán đám mây) 
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • In 3D
  • Data mining 
  • Augmented Reality (AR) 
  • Tự động quy trình robotic (RPA) 

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các trường đại học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sáng tạo tri thức mới, chuyển giao và chia sẻ tri thức, ứng dụng tri thức và công nghệ hiện đại, cũng như đào tạo nguồn nhân lực. CMCN 4.0 đã làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất xã hội, từ đó kéo theo những biến đổi căn bản của thị trường lao động quốc gia. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục, nhất là giáo dục đại học, cần có những thay đổi phù hợp. Các trường đại học cần tiếp tục đổi mới tư duy về phát triển giáo dục và đào tạo; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương thức đánh giá kết quả học tập; đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo giáo viên theo hướng thực học, thực nghiệp; tăng cường khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; có chính sách thu hút nhân tài; tăng cường liên kết, hợp tác, giao lưu cán bộ, chuyên gia trong hoạt động giảng dạy; hình thành các trường đại học nghiên cứu; tạo môi trường giáo dục đại học có tính sáng tạo cao; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và công nghệ cho giáo dục; thu hút các nguồn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục vào đào tạo giảng viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy - học và quản lý đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục.

Đứng trước những thách thức, yêu cầu đổi mới của bối cảnh, Khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức Hội thảo “Xu hướng giảng dạy kế toán ở Việt Nam trong kỷ nguyên công nghệ số" vào lúc 8h30 sáng ngày 12 tháng 4 năm 2021 tại phòng 402, 456 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tới tham dự Hội thảo, ngoài các giảng viên, sinh viên khoa Kế toán, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, còn có sự tham gia của các chuyên gia:

  • PGS.TS Trần Văn Thuận, Trưởng Bộ môn Kế toán Tài chính/Giảng viên cao cấp, Viện Kế toán- Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
  • PGS.TS Phan Trung Kiên, Giảng viên cao cấp, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
  • PGS.TS Phạm Thành Long, Giảng viên, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
  • TS. Tạ Thị Thúy Hằng, Trường Đại học Lao động Xã hội.
  • Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giáo dục thông minh;
  • Bà Lê Thị Đào, Kế toán trưởng, Công ty CP đầu tư và phát triển năng lượng Á Châu;

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

Khoa Kế toán_UNETI

 

 

Có thể bạn quan tâm