Phân biệt công việc kế toán trưởng và giám đốc tài chính

Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính là hai chức danh khác nhau và có liên quan mật thiết với nhau trong công việc. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng phân biệt rõ ràng vị trí Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính. Thông thường, ở một doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, Kế toán trưởng sẽ kiêm luôn cả công việc về tài chính, nên doanh nghiệp thường sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí quản lý. Tuy nhiên, đối với những tập đoàn lớn, sự khác biệt trong công việc kế toán và tài chính sẽ được phân định rõ ràng hơn.

Kế toán trưởng thường lo về việc quản lý Bộ máy kế toán hướng đến việc tiết kiệm tối đa chi phí thông qua quy trình, kiểm soát chặt chẽ chi phí, tránh thất thoát; theo dõi và thực hiện các chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhà cung cấp.

 

Trong khi đó, các giám đốc tài chính thường dựa trên các báo cáo của kế toán để đưa ra các phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu; phân tích tình hình thị trường để quyết định mức đầu tư hợp lý.

Bảng tóm tắt dưới đây cho các bạn cái nhìn tổng thể hơn về công việc của một kế toán trưởng và giám đốc tài chính:

STT Công việc Giám đốc tài chính Kế toán trưởng
Kế toán
1 Hỗ trợ hoạt động kiểm toán hàng năm X X
2 Thanh toán các khoản phải trả đúng hạn   X
3 Thu hồi các khoản phải thu   X
4 Nhận chiết khấu các khoản phải trả   X
5 Xuất hoá đơn kịp thời   X
6 Tính chi phí giá thành   X
7 Cân đối số liệu với ngân hàng   X
8 Thực hiện các báo cáo quản trị X X
9 Thực hiện các báo cáo tài chính X X
10 Nộp báo cáo thông tin cho uỷ ban giao dịch chứng khoán Nhà nước X X
11 Duy trì các chính sách và thủ tục kế toán   X
12 Duy trì hệ thống tài khoản kế toán   X
13 Quản lý hoạt động thuê ngoài   X
14 Quản lý nhân viên kế toán   X
15 Quản lý quy trình hoạch định ngân sách X X
16 Xem xét các yêu cầu cấp vốn X  
17 Lập bảng lương   X
18 Thực hiện các thực tiễn tối ưu trong hoạt động X  
19 Cung cấp các phân tích tài chính X X
20 Triển khai các đánh giá hiệu quả hoạt động X  
21 Duy trì các đánh giá hiệu quản hoạt động   X
22 Xem xét những điểm yếu trong kiểm soát X X
Tài chính
01 Quản trị dòng tiền và đầu tư ngắn hạn X  
02 Xây dựng chiến lược tài chính dài hạn X  
03 Xây dựng chiến lược thuế X  
04 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro X  
05 Đàm phán những thương vụ mua lại X  
06 Duy trì quan hệ với ngân hàng X  
07 Sắp xếp  hoạt động tài trợ nợ X  
08 Quản lý việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư X  
09 Đầu tư các quỹ X  
10 Đầu tư vào các quỹ lương hưu X  
11 Cấp tín dụng cho khách hàng X X
12 Quản trị bảo hiểm & rũi ro X  
13 Theo dõi dòng tiền X X
14 Duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư X  

Rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được.CFO ít nhất phải nắm được đầy đủ hoạt động của Bộ máy Kế toán, sau đó là phân nhiệm việc theo dõi thông tin cho Bộ máy Tài chính. Những thông tin mà Bộ máy Tài chính có được là từ “Hệ thống thông tin Kế toán”, sau đó chuyển các Thông tin Kế toán thành “Hệ thống thông tin Tài chính”. Hệ thống “Thông tin Tài chính” sẽ là cơ sở để một Giám đốc Tài chính ra quyết định.

Ngoài ra, CFO còn phải nắm vững khoa học Phân tích và khoa học Quản trị. Tức là phải tiếp cận đến các môn học như đánh giá, định lượng, thống kê, … Từ những kến thức đó, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra những kết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và điều hành thực hiện chiến lược tài chính.

Kế toán trưởng quản lý tác nghiệp trong khi CFO quản lý nguồn lực tài chính. Nhiệm vụ của Kế toán trưởng được quy định rõ trong Luật Kế toán. Kế toán trưởng điều hành Bộ máy Kế toán, thực hiện các quy trình tác nghiệp kế toán nhằm đảm bảo việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đồng thời tuân thủ các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác kế toán và thống kê.

Trong khi đó, Giám đốc tài chính thoát khỏi việc điều hành tác nghiệp để tiến tới một mức độ cao hơn, đó là vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Ví dụ, Kế toán tưởng quản lý Bộ máy kế toán hướng đến việc tiết kiệm tối đa chi phí thông qua quy trình, kiểm soát chặc chẽ chi phí, tránh thất thoát. Còn CFO thì tiết kiệm chi phí thông qua xác định chi phí đó có hiệu quả hay không, cho nên, trong quyết định của CFO, một số loại chi phí cần cắt giảm, một số loại khác thì cần nâng lên. Vì theo CFO, những khoản chi phí nào tăng 2 lần mà làm doanh thu tăng 3 lần thì không nên tiết kiệm làm gì. Nhưng để có thể quyết định điều đó, CFO cần có công cụ để phân tích và tính toán. Những công cụ đó là gì ? đó là các Chỉ số Tài chính là do Kế toán cung cấp, các phương pháp phân tích như định lượng, toán tài chính, ma trận tối ưu chi phí, ma trận tối ưu doanh thu, xác suất các sự kiện chi phí hay doanh thu, chiến lược tài chính, kiểm soát tài chính, phân tích và hợp nhất báo cáo tài chính!

Mỗi vị trí có một vai trò riêng, không thể đánh giá kế toán trưởng và giám đốc tài chính vị trí nào là quan trọng hơn. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chủ yếu về những hoạt động hành chính thường ngày của kế toán trong khi giám đốc tài chính phải tách mình ra khỏi những hoạt động này và tập trung vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát, định hướng chiến lược và cấp vốn. Sự tương hỗ lẫn nhau của cả hai trong công việc sẽ giúp bộ máy tài chính doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. Nhờ có số liệu của bộ phận kế toán mà bộ phận tài chính có thể hoạch định cơ cấu đầu tư của mình; và ngược lại dựa trên các báo cáo tài chính năm trước mà Kế toán có cơ sở để thực hiện chức năng của mình.

Nguồn: dantaichih.com

Có thể bạn quan tâm